ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN LAO MÀNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Thân Mạnh Hùng1,2,, Lê Văn Triệu1, Nguyễn Đình Hưởng1, Nguyễn Trung Cấp1
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Lao màng não là bệnh cảnh viêm màng não khá phổ biến tại Việt Nam, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, điều trị kéo dài và để lại nhiều di chứng.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân được chẩn đoán xác định lao màng não tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và xác định căn nguyên gây bệnh bằng phương pháp vi sinh và sinh học phân tử.
Kết quả và kết luận: 62,2%. bệnh nhân có kết quả vi sinh dương tính với lao, bệnh gặp ở nam giới chiếm 73,3%. Tuổi trung bình 51,2 ± 19,6 tuổi. Sốt gặp 100% bệnh nhân nhóm có bằng chứng vi sinh và 82,4% nhóm không có bằng chứng (p = 0,048). Hôn mê chiếm 31,1%, rối loạn đại tiểu tiện 51,1%. Nhóm không có bằng chứng vi sinh có tỷ lệ BC lympho (%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (64,2% với 47,3%, p = 0,048), glucose cao hơn có ý nghĩa thống kê (3,43 với 2,18 mmol/L, p = 0,014), 14/45 (31,1%) bệnh nhân có tình trạng giãn não thất. 5/45 trường hợp tử vong, chiếm 11,1%. Tỷ lệ dương tính với lao màng não tương đối cao. Biến chứng giãn não thất hay gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization Global tuberculosis report 2020, 15 October 2020. Available at https://www.who.int/publications/i/item/9789240013131.
2. Trần Thị Thu Thủy, N.V.N., Nguyễn Kim Thắng, Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng bệnh lao màng não tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2017 - 2018. Tạp chí Y học thực hành. 2019;1129(1):12-16.
3. Nguyễn Kim Thắng, L.V.H., Nguyễn Thị Dung. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân lao
màng não tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Tạp chí Y học dự phòng. 2018;28(1):123-130.
4. Marx GE, C.E., Christensen EE, et al., Tuberculous meningitis: presentation and analysis of 100 cases. Medicine (Baltimore). 2002;81(4):307-317.
5. Marais S, T.G., Schoeman JF, et al., Tuberculous meningitis: a review of current knowledge and future directions. Clin Infect Dis. 2016;62(9):1170-1176.
6. T., H., Tuberculous meningitis: a diagnostic and therapeutic challenge. J Intensive Care Med.
2016;31(9):611-621.
7. Sharma SK, M.A., Extrapulmonary tuberculosis. Indian J Med Res. 2004;120(4):316-353.
8. Leonard JM, D.P.R.T., uberculous meningitis. Infect Dis Clin North Am. 1990;4(1):97-111.
9. Kumar R, G.R., Singh S, et al., Hydrocephalus in tuberculous meningitis: a clinico-radiological study. Neurol India. 2004;52(1):37-42.
10. Tran CS, T.G., Phu NH., Global burden of tuberculous meningitis: a systematic review and metaanalysis. Lancet Infect Dis. 2021;21(2):296-306.
11. Prasad K, S.M., Ryan H., Corticosteroids for tuberculous meningitis. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(4):CD002244.