BIẾN ĐỔI MÔ HÌNH VI KHUẨN GÂY VIÊM MÀNG NÃO MỦ CỘNG ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH HẬU COVID-19 TẠI VIỆT NAM

Lê Quốc Hùng1,2,, Lê Trường Giang1
1 Khoa Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bộ môn Nhiễm - Khoa Y - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não mủ cộng đồng (VMNM-CĐ) là bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, mô hình vi sinh và mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh có xu hướng thay đổi, đặt ra yêu cầu cần cập nhật lại dữ liệu dịch tễ thực tế tại Việt Nam.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi sinh, mức độ kháng thuốc và các yếu tố liên quan đến biến chứng thần kinh và tử vong ở bệnh nhân viêm màng não mủ cộng đồng người lớn.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được thực hiện tại một bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM, bao gồm các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có cấy dịch não tủy dương tính, nhập viện trong năm 2023. Phân tích thống kê được thực hiện để xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, vi sinh và kết cục điều trị.
Kết quả: Trong 35 ca bệnh, vi khuẩn Gram dương chiếm 51,4% và Gram âm chiếm 48,6%. Tỷ lệ Gram âm tăng rõ rệt so với các nghiên cứu trước đây, với E. coli K. pneumoniae là hai tác nhân nổi bật. Nhiều chủng Gram âm kháng cephalosporin và fluoroquinolon. Tụ mủ não thất là biến chứng phổ biến nhất (42,9%) và có liên quan đến tử vong. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy biến chứng thần kinh là yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến tử vong (OR = 11,5; p = 0,015).
Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận xu hướng gia tăng các chủng vi khuẩn Gram âm kháng thuốc và biến chứng tụ mủ não thất trong các ca VMNM-CĐ tại Việt Nam năm 2023, phản ánh sự thay đổi mô hình bệnh học cần được tiếp tục theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Do, H. Q., Nguyen, T. V., & Le, H. T. (2012). Epidemiology of bacterial meningitis in Vietnam: a
retrospective study. Journal of Infection in Developing Countries, 6(7), 543-550.
2. Li, Y., Zhao, X., Liu, L., & Chen, Y. (2022). Spread of multidrug-resistant Klebsiella pneumoniae from hospitals to communities in Eastern China. Frontiers in Microbiology, 13, 874321.
3. Mora, C., McKenzie, T., Gaw, I. M., Dean, J. M., et al. (2022). Over half of known human pathogenic diseases can be aggravated by climate change. Nature Climate Change, 12(9), 869-875.
4. Nguyen, H. T., Tran, M. D., Le, T. T. (2010). Clinical features of community-acquired meningitis in hildren in Hanoi. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 41(2), 271-278.
5. Nguyen, T. T., Le, Q. H., & Phan, V. T. (2011). Streptococcus suis infection in Vietnam: an emerging zoonosis. Clinical In infectious Diseases, 52(6), e145-e150.
6. Nguyen, T. H., Tran, V. T., & Hoang, M. H. (2023). Trends in antimicrobial resistance in Vietnam: A multi-center surveillance. Infection & Drug Resistance, 16, 181-193.
7. Tran, H. T., Nguyen, T. D., & Pham, H. V. (2015). Changes in bacterial pathogens causing adult meningitis in northern Vietnam. Journal of Infection and Public Health, 8(6), 623-628.
8. WHO. (2023). Global antimicrobial resistance and use surveillance system (GLASS) report 2023. https://www.who.int/publications/i/item/9789240072924.