NGHIÊN CỨU HỒI CỨU MÔ TẢ VIỆC BỘC LỘ TÌNH TRẠNG NHIỄM HIV CHO TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2: VỀ YẾU TỐ THUẬN LỢI, YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC BỘC LỘ LÊN TUÂN THỦ VÀ TÂM LÝ TRẺ

Vũ Thiên Ân1,
1 Khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Theo UNAIDS, đến năm 2018 có 37,9 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 1,7 triệu trẻ em. Khoảng 79% biết tình trạng nhiễm HIV của họ (10) . Tỷ lệ này ở trẻ em thấp hơn nhiều (10,11).


            Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu hồi cứu nhằm mô tả nhóm trẻ nhiễm HIV lớn hơn 6 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2007-31/03/2020 về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, viral load nhằm làm rõ yếu tố cản trở và yếu tố thuận lợi cho việc bộc lộ. Nghiên cứu cũng mô tả tác động của việc bộc lộ đối với việc tuân thủ điều trị, kết quả điều trị và tâm lý của trẻ trước và sau bộc lộ.


Kết quả: Có 536 trẻ nhiễm HIV lớn hơn 6 tuổi được theo dõi, trong đó có 228  trẻ (42,54%) được bộc lộ đầy đủ, 52 ca (9,70%) đang trong quá trình bộc lộ, 256 ca (47,76%) chưa được bộc lộ. Tỷ lệ này ở nhóm lớn hơn 12 tuổi lần lượt là 224 trẻ (74,17%), 16 trẻ (5,3%), 62 trẻ (20,53%);  và ở nhóm 6-12 tuổi là 4 trẻ (1,71%), 36 trẻ (15,38%) và 194 trẻ (82,91%).


            Nguyên nhân chính chưa được bộc lộ ở nhóm 6-12 tuổi là do người nhà e ngại (84,45%); và ở nhóm lớn hơn 12 tuổi là do chậm phát triển tâm thần (40,32 %), do người giám hộ không đồng ý (24,19 %).


            Ghi nhận tỷ lệ tuân thủ tốt hơn và cải thiện về tải lượng vi rút sau bộc lô (p < 0,05). Hầu hết trẻ không có tâm lý mặc cảm sau khi được bộc lộ vì đã được tư vấn đầy đủ về tâm lý (270/273 ca, chiếm 98,9%).

Chi tiết bài viết