TỶ LỆ NHIỄM VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM CANDIDA GÂY BỆNH PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (1/2017-12/2018)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nhiễm và tính kháng thuốc của các chủng nấm Candida gây bệnh phân lập được.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu kết hợp với hồi cứu được tiến hành từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018 trên 403 chủng nấm Candida gây bệnh phân lập từ các mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BVBNĐTƯ). Kết quả và kết luận: Candida gây bệnh chiếm 49,2% trên tổng số 819 mẫu (+) nấm gây bệnh phân lập được. Nhiễm Candida huyết chiếm 17,1% (44/257) trong các căn nguyên nấm gây bệnh phân lập từ máu (đứng thứ 2 sau T. marnefei). Trong đó, C. albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 48,9% (22/45), C. parasilosis: 13,3% (6/45); C. tropicalis: 11,1% (5/45). Trong nhiễm trùng tiết niệu (NTTN), C. tropicalis đang trở thành loài gây bệnh chính do nấm chiếm tỷ lệ cao nhất 52,2% (105/201); C. albicans đứng thứ 2: 32,3% (65/201); Ở bệnh phẩm dịch vô trùng (dịch màng bụng/dịch ổ bụng, dịch áp xe gan) Candida đứng thứ hai (sau T. marnefei) 6/42 trường hợp chiếm 14,3% (5/6 trường hợp là C. albicans). Fluconazole là thuốc đầu tay trong điều trị dự phòng, có tỷ lệ nhạy cảm thấp nhất với các loài Candida là 86,3% (C. parasilosis 85,7%; C. glabrata 91,7%). Các chủng C. tropicalis còn nhạy cảm với fluconazole và voriconazole lần lượt là 72,7% và 81,8%. Echinocadins nhạy cảm 100% với các chủng C. parasilosis và Candida spp, nhưng giảm nhạy cảm với C. glabrata (CAS và MCF 96,6%) và C. albicans (MCF 96,5%). Amphotericin B vẫn còn nhạy cảm (94,8%) với chi Candida nói chung, cao hơn so với voriconazole và fluconazole, chỉ xếp sau nhóm echinocadins và flucytosine.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Candida, kháng thuốc nấm, fluconazol, Amphotericin B, Echinocandin