CLINICAL, LABORATORY CHARACTERISTICS AND EFFICACY OF TREATMENT OF MELIOIDOSIS AT DANANG HOSPITAL
Main Article Content
Abstract
Đặt vấn đề: Melioidosis có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và phức tạp, tỷ lệ tử vong cao dù được điều trị thích hợp. Nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về căn bệnh Melioidosis.
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Melioidosis và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân Melioidosis tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát, mô tả, tiến cứu các bệnh nhân có kết quả cấy bệnh phẩm dương tính với B. pseudomallei nhập viện và điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng từ 01/2016 đến 10/2021.
Kết quả: Có tất cả 74 bệnh nhân có kết quả nuôi cấy bệnh phẩm dương tính với Burkholderia pseudomallei tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tỷ lệ nam/nữ là 60/14. Độ tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trên 40 tuổi, chiếm 83,78%. Hay gặp chủ yếu ở nông dân (36,49%) và những người về hưu, lao động tự do (29,73%). Bệnh nhân gặp ở hầu hết các khoa lâm sàng, trong đó hay gặp ở Khoa Hồi sức tích cực (17,57%), sau đó lần lượt là Khoa Y học nhiệt đới, Nội hô hấp. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ hay gặp nhất trong nhóm nghiên cứu, chiếm 59,46%. Sốt gặp ở 100% bệnh nhân. Nhiễm khuẩn huyết chiếm 42/74 trường hợp nghiên cứu. Nuôi cấy máu là phương pháp phát hiện nhiều nhất Melioidosis, chiếm tỷ lệ 56,76%. Thời gian điều trị trung bình là 27,95 ngày. Tỷ lệ tử vong trong thời gian điều trị giai đoạn cấp chiếm 12,16%.
Kết luận: Melioidosis thường gặp ở bệnh nhân nam, trên 40 tuổi, làm nông dân, cơ địa đái tháo đường. Bệnh chủ yếu gặp tại Khoa Hồi sức cấp cứu, thời gian điều trị kéo dài gần 1 tháng, với tỷ lệ tử vong là 12,16%.
Article Details
Keywords
Melioidosis, B. pseudomallei
References
2. Đỗ Duy Cường (2017), “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, kết quả điều trị bệnh nhân melioidosis tại Bệnh viện Bạch Mai 2012-2017”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ II Bệnh Melioidosis, tr 153-164.
3. Direk Limmatthurotsakul (2017), “Bệnh Melioidosis, giới thiệu, gánh nặng toàn cầu và khu vực, phân
bố”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ II Bệnh Melioidosis, tr 1-23.
4. Trần Đăng Khoa (2017), “Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Melioidosis tại Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ II Bbệnh Melioidosis, tr 185-196.
5. Phạm Thị Lanh (2017), Nhân một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (Melioidosis) tại khoa Nội Tổng Hợp, http://benhviendaklak.org.vn/vi/news/thong-cao-bao-chi/Nhan-mot-truong-hop-benh-nhanmac-benh-Whitmore-Melioidosis-tai-khoa-Noi-Tong-Hop-214.
6. Nguyễn Thị Thủy Ngân và cộng sự (2013), “Nhiễm trùng huyết do Pseudomallei (Melioidosis) báo cáo ca lâm sàng”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17 Phụ bản của Số 1, tr 147-152.
7. Trịnh văn Sơn và cs, Bệnh Melioidosis (Whitmore): Trường hợp lâm sàng và cập nhật y văn, http://m.
benhvien108.vn/TinBai/989/Benh-Melioidosis-Whitmore-Truong-hop-lam-sang-va-cap-nhat-y-van.
8. Phan Trung Tiến và cộng sự (2017), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh melioidosis tại Bệnh viện Trung ương Huế 2013-2016”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ II Bệnh Melioidosis, tr 209-220.
9. Triệu Nguyên Trung & Huỳnh Hồng Quang (2011), Tổng hợp y văn và cập nhật thông tin lâm sàng về hai trường hợp bệnh Melioidosis tại Việt Nam, http://www.impeqn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1134&ID=4562.
10. Vanaporn Wuthiekanun (2017), “Melioidosis - tiềm ẩn tình trạng chẩn đoán chưa đầy đủ: bài học kinh nghiệm từ CHDCND Lào và Campuchia”, Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Hội thảo Khoa học toàn quốc lần thứ II Bệnh Melioidosis, tr 40-76.
11. Dance, D. (2014), “Treatment and prophylaxis of melioidosis”, Int J AntimicrobAgents,2014.43(4),
p.310-8.