ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ SOFOSBUVIR/VELPATASVIR/RIBAVIRIN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN CÓ XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (01/2020 – 6/2022)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân viêm gan C mãn tính có xơ gan điều trị bằng phác đồ Sofosbuvir/Velpatasvir phối hợp Ribavirin và các tác dụng không mong muốn của phác đồ này.
Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc 12 tuần sau khi kết thúc điều trị. 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm gan C mạn tính theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C năm 2016 của Bộ Y tế và theo Quyết định 2065/QĐ-BYT ban hành cập nhật mới về chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C năm 2021. Các bệnh nhân được điều trị phác đồ Sofosbuvir/ Velpatasvir và Ribavirin trong 12 hoặc 24 tuần và theo dõi 6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Kết quả: Có 97,92% bệnh nhân viêm gan C mạn tính có xơ gan đạt đáp ứng vi rút bền vững SVR12, chỉ có 1 bệnh nhân (2,08%) không đạt SVR12. Giá trị trung vị chỉ số Fibroscan trước điều trị là 33,1 kPa (IQR 14,3 – 75), sau khi kết thúc điều trị 12 tuần giảm còn 20,2 kPa (IQR 6,1 – 75). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điểm APRI tại các thời điểm T0, T4, T12 và T24 lần lượt là 1,77; 0,56; 0,45 và 0,54. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Một số bất thường trên xét nghiệm xuất hiện sau điều trị nhưng không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị vì bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phác đồ phối hợp thuốc đường uống Sofusbuvir/Velpatasvir và Ribavirin có hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn tính có xơ gan
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm gan C mạn tính, Xơ gan, Đáp ứng vi rút bền vững SVR12, Sofosbuvir/Velpatasvir và Ribavirin