SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TENOFOVIR ALAFENAMIDE Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS B MẠN TÍNH CÓ HBeAg(+) VÀ HBeAg(-)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả của TAF tại thời điểm 6 tháng sau điều trị ở nhóm bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg(+) so với nhóm có HBeAg (-). Tìm hiểu mối liên quan của đáp ứng vi rút sau điều trị với một số xét nghiệm.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 49 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằm so sánh kết quả điều trị của TAF tại thời điểm 6 tháng ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg(+) và HBeAg(-) và mối liên quan giữa đáp ứng vi rút với các xét nghiệm khác trước điều trị. Kết cục chính về hiệu quả được đánh giá là tỷ lệ đạt đáp ứng virus có HBV DNA < 20 IU/ml (ức chế virus) tại thời điểm tuần 24 sau điều trị.
Kết quả: Đáp ứng virus ở nhóm bệnh nhân HBeAg(-) cao hơn rõ rệt so với nhóm HBeAg(+); 77,3% so với 37%, p <0,05. Không có sự khác biệt về tỉ lệ đáp ứng sinh hóa ở 2 nhóm HBeAg(+) và HBeAg(-). Các bệnh nhân có tải lượng HBV-DNA trước điều trị<6log (copies/ml) có tỷ lệ đạt đáp ứng virus (dưới ngưỡng phát hiện) cao hơn so với nhóm bệnh nhân có tải lượng HBV-DNA trước điều trị >8log(copies/ml), 87,5% so với 31,8%, p <0,05. Không có mối liên quan giữa đáp ứng virus ở thời điểm 6 tháng sau điều trị với nồng độ enzyme ALT ban đầu.
Kết luận: Theo dõi bệnh nhân sau 6 tháng điều trị, chúng tôi nhận thấy TAF là thuốc có hiệu qủa điều trị cao đối với viêm gan virus B mạn tính. Đặc biệt, ức chế virus cao hơn ở nhóm bệnh nhân có HBeAg (-) so với nhóm bệnh nhân HBeAg (+).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm gan virus B, Tenofovir alafenamide, ức chế virus