CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS, UREAPLASMA UREALYTICUM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN KHÁNH HÒA, NĂM 2021 - 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục mà phổ biến là Chlamydia trachomatis có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở phụ nữ có thai và những rủi ro tiềm ẩn cho trẻ sơ sinh.
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và Ureaplasma urealyticum ở phụ nữ có thai đến khám tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa năm 2021 - 2022, mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng này.
Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 400 mẫu nghiên cứu, 52 (13%) mẫu dương tính với C. trachomatis và U. urealyticum. Trong đó, 17 (4,25%) mẫu dương tính với C. trachomatis, 33 (8,25%) mẫu dương tính với U. urealyticum và 2 (0,5%) mẫu đồng thời nhiễm cả C. trachomatis và U. urealyticum. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm C. trachomatis và U. urealyticum theo nhóm tuổi, khu vực, trình độ học vấn, nghề nghiệp và các đặc điểm lâm sàng như tiền sử điều trị bệnh phụ khoa, triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Khánh Hòa
Tài liệu tham khảo
"Nhiễm Ureaplasma urealitycum và Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh thứ phát và mối liên quan với tổn thương vòi tử cung", Tạp chí Phụ sản. 16(2), tr. 92-96.
2. Vũ Văn Du, Nguyễn Thị Hiền (2017), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở những phụ nữ đình chỉ thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 2015-2016", Tạp chí Y học dự phòng. Tập 27, số 1 (189).
3. Dorothy Chiwoniso Nyemba, Andrew Medina-Marino, Remco P H Peters, Jeffrey D Klausner, Phuti
Ngwepe, Landon Myer, Leigh Francis Johnson, Dvora Joseph Davey ( 2020), "Prevalence, incidence and
associated risk factors of STIs during pregnancy in South Africa", Sex Transm Infect, p. 1-7.
4. Haghighi Hasanabad M, Mohammadzadeh M, Bahador A, Fazel N, Rakhshani H, Majnooni A (2011),
"Prevalence of Chlamydia trachomatis and Mycoplasma genitalium in pregnant women of Sabzevar- Iran", Iranian Journal of Microbiology. 3(3), p. 123-128.
5. Jane Rowley, Stephen Vander Hoorn, Eline Korenromp, Nicola Low,d Magnus Unemo, Laith J AbuRaddad, R Matthew Chico, Alex Smolak, Lori Newman, Sami Gottlieb, Soe Soe Thwin, Nathalie Brouteta & Melanie M Taylor (2019), "Chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis and syphilis: global prevalence and incidence estimates, 2016", Bulletin of the World Health Organization2019. 97, p. 548-562.
6. Kristina Adachi, Karin Nielsen-Saines, and Jeffrey D. Klausner (2016), "Chlamydia trachomatis Infection in Pregnancy: The Global Challenge of Preventing Adverse Pregnancy and Infant Outcomes in Sub-Saharan Africa and Asia", BioMed Research International.
7. Ma Guadalupe Aguilera-Arreola, Ana María González-Cardel, Alfonso Méndez Tenorio, và CastroEscarpulli, Everardo Curiel-Quesada and Graciela (2014), "Highly specific and efficient primers for inhouse multiplex PCR detection of Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Mycoplasma hominis and Ureaplasma urealyticum", Biomedcentral Research Notes. 7:433.
8. Minh Nguyen, Giang M. Le, Hanh T. T. Nguyen, Hinh Duc Nguyen and Jeffrey D. Klausner (2019),
"Acceptability and feasibility of sexually transmissible infection screening among pregnant women in
Hanoi, Vietnam", Sexual Health. 16, p. 133–138.
9. Shima Javadinia, Zahra Movahedi, Mohammad Reza Shokrollahi, Mehri Naghdalipour, Azardokht
Tabatabaee, Ramin Asgarian, Maryam Jamei (2017), "Prevalence of Mycoplasma genitalium and
Ureaplasma urealyticum in pregnant women of Tehran by duplex PCR", Current Pediatric Research.
21(4), p. 680-685.
10. WHO (2021), Guidelines for the management of symptomatic sexually transmitted infections.