NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP TỶ SỐ GPR VÀ APRI TRONG ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS B MẠN TÍNH

Trần Thị Quỳnh1, Trần Xuân Chương2,
1 Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
2 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá xơ hóa gan (XHG) rất cần thiết khi tiếp cận bệnh nhân viêm gan virus B mạn (VGVRB). Đo độ đàn hồi gan bằng xung lực bức xạ âm (Acoustic Radiation Force Impulse, ARFI) đã được sử dụng rộng rãi và giúp làm giảm nhu cầu sinh thiết gan trong việc đánh giá XHG. Các xét nghiệm đánh giá XHG không xâm lấn trở nên quan trọng và ngày càng có nhiều chỉ số mới được phát triển nhưng chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam.


Mục tiêu: Khảo sát giá trị tỷ số GPR và APRI ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn. So sánh giá trị phối hợp của tỷ số GPR và APRI với APRI trong đánh giá xơ hóa gan.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân ≥ 18 tuổi được chẩn đoán viêm gan virus B mạn, đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Y tế huyện Phú Vang từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2022. Tỷ số GPR và APRI được tính toán dựa trên các xét nghiệm thường quy và 79 bệnh nhân đều được đo xơ hóa gan bằng kỹ thuật ARFI tại Trung tâm Y khoa Medic Huế.


Kết quả: Trong đánh giá xơ hóa đáng kể: Với giá trị ngưỡng cắt 0,397; APRI có độ chính xác khá tốt trong chẩn đoán xơ hóa gan đáng kể (AUROC: 0,725), độ nhạy 74,3%; độ đặc hiệu 70,5%; gía trị tiên đoán dương (PPV) 65%; giá trị tiên đoán âm (NPV) 76,9% nhưng khi phối hợp cùng với tỷ số GPR thì tăng độ chính xác lên 0,942, độ nhạy và NPV tăng lên 100%, độ đặc hiệu tăng lên 85,1%; PPV tăng lên 82,1%. Đối với xơ hóa gan nặng: Với ngưỡng cắt 0,406; APRI có độ chính xác là 0,799; độ nhạy 86,7%; độ đặc hiệu 62,5%; PPV 35,1%; NPV 95,2% còn khi phối hợp cùng với tỷ GPR thì tăng độ chính xác lên 0,882; độ nhạy, NPV cũng tăng lên 100%.


Kết luận: Sự phối hợp tỷ số GPR và chỉ số APRI làm tăng độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán so với sử dụng đơn độc từng chỉ số trong đánh giá xơ hóa gan đáng kể và đánh giá xơ hóa gan nặng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan virus B", Ban hành kèm theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Nguyễn Đình Chương (2019), Khảo sát sự tương quan giữa chỉ số GPRI và APRI với ARFI trong đánh
giá xơ hóa gan mạn ở những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B mạn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
3. Lê Trung Thi, Nguyễn Minh Trí và Châu Hữu Hầu (2011), “Tương quan giữa tốc độ sóng biến dạng của siêu âm Acuson S2000 với các xét nghiệm xâm lấn thường dùng” Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, tr.228-232.
4. Trần Thị Khánh Tường (2015), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
5. Giannini E., Ceppa P., Botta F., Fasoli A., Romagnoli P., Cresta E., et al. (1999), "Steatosis and bile duct
damage in chronic hepatitis C: distribution and relationships in a group of Northern Italian patients",
Liver, 19(5), pp. 432-437.
6. Hu Y.C., Liu H., Liu X.Y., Ma L.N., Guan Y.H., Luo X., et al (2017), "Value of gammaglutamyltranspeptidase-to-platelet ratio in diagnosis of hepatic fibrosis in patients with chronic hepatitis B", World journal of gastroenterology, 23(41), 7425.
7. Lemoine M., Shimakawa Y., Nayagam S., Khalil M., Suso P., Lloyd J., et al (2015), "The gammaglutamyl transpeptidase to platelet ratio (GPR) predicts significant liver fibrosis and cirrhosis in patients with chronic HBV infection in West Africa", Gut, 65(8), pp.1369-1376.
8. Lemoine M., Shimakawa Y., Thursz M., Mallet V. (2016), "Diagnostic accuracy of the gamma-glutamyl transpeptidase to platelet ratio (GPR) using transient elastography as a reference", Gut, 66(1), pp.195-196.
9 Lian M.J., Zhang J.Q., Chen S.D., Zhang D.D., Yang Y.Y. & Hong G.L. (2019), "Diagnostic accuracyof
Y-glutamyl transpeptidase-to-platelet ratio for predicting hepatitisB-related fibrosis: a meta analysis", Eur J Gastroenterol Hepato, 31(5), pp. 599-606.
10 Trillaud H., Frulio N. (2013), "Ultrasound elastography in liver", Diagnostic and interventional imaging, 94(5), pp.515-534.