PHÂN BIỆT ĐỢT BÙNG PHÁT VIÊM GAN VIRUS B MẠN CÓ ANTI-HBc IgM DƯƠNG TÍNH VỚI VIÊM GAN VIRUS B CẤP TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Từ Lê Thanh Thảo1,, Lê Mạnh Hùng1, Phạm Trần Diệu Hiền2, Đào Bách Khoa1, Lê Thanh Phuông1, Nguyễn Thị Hồng Lan1, Huỳnh Thị Thúy Hoa1, Hồ Đặng Trung Nghĩa2, Hà Vinh2, Du Trọng Đức2
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
2 Bộ môn Nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Tại các quốc gia lưu hành virus viêm gan B (HBV), đợt bùng phát viêm gan virus B mạn (CHB-AE) khá phổ biến và thường rất khó phân biệt với VGVR B cấp (AHB) ở những bệnh nhân (BN) không ghi nhận tiền căn nhiễm HBV trước đó, đặc biệt là trong các trường hợp có anti-HBc IgM(+).


Mục tiêu: Xác định các yếu tố giúp phân biệt đợt bùng phát viêm gan virus B mạn có anti-HBc IgM(+) với viêm gan virus B cấp.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu trên các BN từ 16 tuổi trở lên đến khám vì biểu hiện viêm gan cấp tính có anti-HBc (+) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ) từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2022. Chẩn đoán xác định viêm gan B cấp hay mạn dựa trên tính chất mất HBsAg sau 6 tháng. Dùng phân tích hồi quy đa biến để xác định các yếu tố giúp phân biệt hai bệnh cảnh.


Kết quả: Có 610 BN (491 VGVR B cấp và 119 đợt bùng phát VGVR B mạn có anti-HBc IgM dương) được đưa vào nghiên cứu. Nhóm CHB-AE có số lượng tiểu cầu, TQ, ALT, albumin, anti-HBc IgM (S/CO) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm AHB. Ngược lại, nhóm CHB-AE có tuổi, AFP, HBeAg (S/CO) và HBV DNA cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm AHB. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy: Tiểu cầu, AFP và anti-HBc IgM (S/CO) là các yếu tố giúp phân biệt hai nhóm BN này.


Kết luận: Xét nghiệm anti-HBc IgM nên được sử dụng cùng với các thông số phản ánh tình trạng xơ hóa gan như số lượng tiểu cầu và nồng độ AFP để nhận diện sớm BN đợt bùng phát VGVR B mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization, World Health Organization, Global Hepatitis Programme. Global Hepatitis Report, 2017.; 2017.
2. Bộ Y tế. Quyết định 4531/QĐ-BYT 2021. Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan virus giai đoạn 2021-2025. Published online 2021.
3. Jefferies M, Rauff B, Rashid H, Lam T, Rafiq S. Update on global epidemiology of viral hepatitis and
preventive strategies. WJCC. 2018;6(13):589-599. doi:10.12998/wjcc.v6.i13.589.
4. Tassopoulos NC, Papaevangelou GJ, Sjogren MH, Roumeliotou-karayannis A, Gerin JL, Purcell RH.
Natural history of acute hepatitis B surface antigen-positive hepatitis in Greek adults. Gastroenterology. 1987;92(6):1844-1850. doi:10.1016/0016-5085(87)90614-7.
5. Oketani M, Uto H, Ido A, Tsubouchi H. Management of hepatitis B virus-related acute liver failure. Clin J Gastroenterol. 2014;7(1):19-26. doi:10.1007/s12328-013-0447-1.
6. Papaevangelou G, Roumeliotou-Karayannis A, Tassopoulos N, Stathopoulou P. Diagnostic value of antiHBc IgM in high hbv prevalence areas. J Med Virol. 1984;13(4):393-399. doi:10.1002/jmv.1890130411.
7. Tassopoulos NC, Papaptheodoridis GV, Kalantzakis Y, et al. Differential diagnosis of acute HBsAg
positive hepatitis using IgM anti-HBc by a rapid, fully automated microparticle enzyme immunoassay.
Journal of Hepatology. 1997;26(1):14-19. doi:10.1016/S0168-8278(97)80003-7.
8. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan virus B. Published online 2019.
9. Bùi Trọng Hợp. Vai trò của các thông số sinh học trong phân biệt viêm gan siêu vi B cấp và đợt bùng phát
viêm gan siêu vi B mạn. Luận án chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; 2012.
10. Huang YW, Lin CL, Chen PJ, Lai MY, Kao JH, Chen DS. Higher cut-off index value of immunoglobulin M antibody to hepatitis B core antigen in Taiwanese patients with hepatitis B. J Gastroenterol Hepatol. 2006;21(5):859-862. doi:10.1111/j.1440-1746.2006.04280.x.
11. Park JW. Differentiation of acute and chronic hepatitis B in IgM anti-HBc positive patients. WJG.
2015;21(13):3953. doi:10.3748/wjg.v21.i13.3953.
12. Kumar M, Jain S, Sharma BC, Sarin SK. Differentiating Acute Hepatitis B from the First Episode of
Symptomatic Exacerbation of Chronic Hepatitis B. Digestive Diseases and Sciences. 2006;51(3):6.
13. Liu WC, Liu QY. Molecular mechanisms of gender disparity in hepatitis B virus-associated hepatocellular carcinoma. World J Gastroenterol. 2014;20(20):6252-6261. doi:10.3748/wjg.v20.i20.6252.
14. Thanage R, Rathi P, Pawar V, et al. Factors Differentiating Acute Hepatitis B from Acute Exacerbation of Chronic Hepatitis B in Prospective-retrospective Cohort. :5.
15. Han Y, Tang Q, Zhu W, Zhang X, You L. Clinical, biochemical, immunological and virological profiles
of, and differential diagnosis between, patients with acute hepatitis B and chronic hepatitis B with
acute flare. Journal of Gastroenterology and Hepatology. 2008;23(11):1728-1733. doi:10.1111/j.1440-
1746.2008.05600.x