SUY THƯỢNG THẬN Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS CÓ VIÊM MÀNG NÃO DO NẤM CRYPTOCOCCUS: BÁO CÁO CA BỆNH VÀ TỔNG QUAN Y VĂN

Du Trọng Đức1,, Võ Triều Lý2,3, Hồ Nguyễn Ngọc Phương1, Nguyễn Thị Như Quỳnh4, Đào Nguyễn Bảo Trân1, Nguyễn Hồng Đào1, Hồ Đặng Trung Nghĩa1, Nguyễn Lê Như Tùng4
1 Bộ môn Nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớ
4 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy thượng thận tuy không phải là vấn đề hiếm gặp ở bệnh nhân (BN) nhiễm HIV nhưng thường bị bỏ sót trong thực hành lâm sàng. Bên cạnh nguyên nhân do nhiễm trùng cơ hội, một số thuốc điều trị có thể thúc đẩy hoặc gây ra tình trạng suy thượng thận.
Phương pháp: Mô tả ca lâm sàng và tổng quan y văn.
Mô tả ca bệnh: BN nam, 48 tuổi, nhập viện vì đau đầu kéo dài kèm sốt. BN được chẩn đoán viêm màng não do vi nấm Cryptococcus neoformans và được điều trị với amphotericin B truyền tĩnh mạch kèm fluconazol liều cao. Sau khi hoàn tất giai đoạn tấn công và cấy nấm DNT âm tính, BN xuất hiện sốt, buồn nôn, đầy bụng và tiến triển xấu về tri giác (lú lẫn, mất biểu cảm lời nói). Tại thời điểm đó, natri máu thấp kéo dài, tăng bạch cầu ái toan máu và tăng cao CRP. Động học cortisol máu buổi sáng có khuynh hướng giảm dần. Tình trạng BN cải thiện sau đó với điều trị sử dụng thuốc hydrocortison tiêm tĩnh mạch.
Bàn luận: Tuy không được thực hiện nghiệm pháp kích thích ACTH, các biểu hiện lâm sàng và nồng độ cortisol máu nền buổi sáng rất thấp ở BN phù hợp với chẩn đoán suy thượng thận. Đáp ứng với điều trị hydrocortison đã củng cố cho chẩn đoán này.
Kết luận: Suy thượng thận là vấn đề cần quan tâm ở các bệnh nhân lớn tuổi và có các biểu hiện lâm sàng gợi ý. Tuy hiếm gặp, sử dụng fluconazol liều cao vẫn có thể là nguyên nhân có thể gây ra suy thượng thận và các bác sĩ lâm sàng cần cảnh giác với căn nguyên này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prasanthai V, Sunthornyothin S, Phowthongkum P, Suankratay C. Prevalence of adrenal insufficiency in critically ill patients with AIDS. J Med Assoc Thai. 2007;90(9):1768-74.
2. Piedrola G, Casado JL, Lopez E, et al. Clinical features of adrenal insufficiency in patients with acquired immunodeficiency syndrome. Clin Endocrinol (Oxf). 1996;45(1):97-101.
3. Nassoro DD, Mkhoi ML, Sabi I, et al. Adrenal Insufficiency: A Forgotten Diagnosis in HIV/AIDS Patients in Developing Countries. Int J Endocrinol. 2019;2019:2342857.
4. Bùi Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Lượng giá test nhanh phát hiện kháng nguyên nấm CrAg LFA trong chẩn đoán viêm màng não nấm do Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt ddới. Y học TP. Hồ Chí Minh. 2016;20(1):192-7.
5. Kazlauskaite R, Evans AT, Villabona CV, et al. Corticotropin tests for hypothalamic-pituitary- adrenal insufficiency: a metaanalysis. J Clin Endocrinol Metab. 2008;93(11):4245-53.
6. Bouillon R. Acute adrenal insufficiency. Endocrinol Metab Clin North Am. 2006;35(4):767-75, ix.
7. Erturk E, Jaffe CA, Barkan AL. Evaluation of the integrity of the hypothalamic-pituitary-adrenal axis by insulin hypoglycemia test. J Clin Endocrinol Metab. 1998;83(7):2350-4.
8. Ekpebegh CO, Ogbera AO, Longo-Mbenza B, et al. Basal cortisol levels and correlates of hypoadrenalism in patients with human immunodeficiency virus infection. Med Princ Pract. 2011;20(6):525-9.
9. Imaoka Y, Kuranishi F, Ogawa Y, Okuda H, Nakahara M. Adrenal failure due to bilateral adrenal metastasis of rectal cancer: A case report. Int J Surg Case Rep. 2017;31:1-4.
10. Katabami T, Tsukiyama H, Tanabe M, et al. Development of a simple prediction model for adrenal crisis diagnosis. Sci Rep. 2020;10(1):13546.
11. Eckhoff C, Oelkers W, Bahr V. Effects of two oral antimycotics, ketoconazole and Fluconazol, upon steroidogenesis in rat adrenal cells in vitro. J Steroid Biochem. 1988;31(5):819-23.
12. Gradon JD, Sepkowitz DV. Fluconazol-associated acute adrenal insufficiency. Postgrad Med J. 1991;67(794):1084-5.
13. Albert SG, DeLeon MJ, Silverberg AB. Possible association between high-dose Fluconazol and adrenal insufficiency in critically ill patients. Crit Care Med. 2001;29(3):668-70.
14. Santhana Krishnan SG, Cobbs RK. Reversible acute adrenal insufficiency caused by Fluconazol in a critically ill patient. Postgrad Med J. 2006;82(971):e23.