KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHẠY CẢM VỚI MỘT SỐ KHÁNG SINH THƯỜNG DÙNG CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

Nguyễn Vĩnh Nghi1,, Lê Huy Thạch1, Lê Thị Hoa1, Nguyễn Thái Đăng Khoa1, Trần Ngọc Thịnh1, Nguyễn Huỳnh Như Ý1, Trương Văn Hội1, Lê Quốc Thắng2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
2 Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện, trong đó có viêm phổi thở máy là bệnh lý nặng, thường gặp nhất trong số các nhiễm khuẩn bệnh viện.


Mục tiêu: Xác định căn nguyên vi khuẩn và tình trạng nhạy cảm với một số kháng sinh thường dùng của các vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.


Đối tượng, vật liệu và phương pháp: Tiến cứu mô tả. Lấy 142 mẫu dịch phế quản nuôi cấy có các chủng vi khuẩn gây viên phổi liên quan thở máy phân lập được tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/9/2022.


Kết quả và kết luận: Viêm phổi liên quan thở máy sớm thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý mạn tính đi kèm. Viêm phổi liên quan thở máy góp phần làm nặng bệnh, kéo dài thời gian thở máy, thời gian điều trị, tăng nguy cơ tử vong. Căn nguyên gây viêm phổi liên quan đến thở máy thường gặp là Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae Acinetobacter baumannii. Escherichia coli còn nhạy cảm với kháng sinh nhóm carbapenem và nhóm aminoglycosid. Klebsiella pneumoniae còn nhạy cảm với một số nhóm kháng sinh là nhóm aminoglycosid, nhóm carbapenem. Acinetobacter baumannii này còn nhạy với hai nhóm kháng sinh là ampicillin/sulbactam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alfahad W., Ormrani A. (2014), ‘Update on colistin in clinical practice’, Saudi Med J. 35, 9 - 19.
2. Đặng Mỹ Hương (2011). Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất (01/10/2009 - 30/9/2010). Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
3. Cao Minh Nga và cộng sự (2012). Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị
khoa học kỹ thuật - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 29, tr.215 - 220.
4. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2011). Tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Nội khoa Việt Nam, số 5, tháng 9/2012, tr.57 - 62.
5. Kiều Chí Thành, Lê Thu Hồng, Nguyễn Văn An, Đinh Thị Huyền Trang (2016). Nghiên cứu tỷ lệ kháng
kháng sinh của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu tại Bệnh viện Quân y 103 (2014 - 2016). Tạp chí Hội Y học TP. Hồ Chí Minh.
6. Bùi Nghĩa Thịnh và cộng sự (2010). Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, Tạp chí Y học thực hành, 12(2010).
7. Phạm Hùng Vân và nhóm nghiên cứu MIDAS (2010). Nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đề kháng imipenem và meropenem của trực khuẩn Gram (-) dễ mọc - kết quả trên 16 bệnh viện tại Việt Nam, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (số 2).
8. Huỳnh Thị Vân (2014). Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và chi phí điều trị ở bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện viện đa khoa tỉnh Bình Định, Tạp chí Y học thực hành, 12(2015).