SỬ DỤNG REMDESIVIR TRONG ĐIỀU TRỊ COVID 19 TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC COVID 19 TỈNH TIỀN GIANG (15/08/2021 – 15/10/2021)

Võ Thanh Nhơn1,, Tạ Văn Trầm1, Trần Mai Nhiên1, Nguyễn Thành Nam1
1 Bệnh viện đa khoa Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân có chỉ định sử dụng Remdesivir tại Trung tâm hồi sức Covid-19 tỉnh Tiền Giang.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Có 181 trường hợp có chỉ định sử dụng Remdesivir tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 tỉnh Tiền Giang từ ngày 15/8/2021 đến ngày 15/10/2021.


Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 56,48 ± 15,74 tuổi, nhóm tuổi trên 50 tuổi gặp nhiều nhất chiếm 62,71%. 61,86 % trường hợp có bệnh nền kèm theo. Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam, tỉ lệ nam/nữ là 1/1,74. Ở nhóm sử dụng thuốc trễ (> 6 ngày) có tỉ lệ bệnh nặng hơn, cao gấp 1,18 lầnso với sử dụng sớm trong 1 – 3 ngày. Số ngày sử dụng Remdesivir trung bình là 6,66 ± 2,75 ngày, trong đó > 5 ngày chiếm 56,78%. Số lọ Remdesivir trung bình được sử dụng là 7,66 ± 2,75 ngày, trong đó > 5 lọ chiếm 83,05%. Độ lọc cầu thận và chức năng gan ALT không thay đổi nhiều trước và sau điều trị. Remdesivir làm giảm đáng kể nồng độ virus của bệnh nhân. Chỉ số CT trung bình và số ngày sử dụng Remdesivir có mối liên quan, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.


Kết luận: Remdesivir sử dụng đã làm giảm đáng kể nồng độ virus của bệnh nhân, từ đó có khả năng rút ngắn thời gian mắc bệnh cũng như giảm tỉ lệ tử vong, thuốc không ảnh hưởng nhiều tới chức năng gan cũng như độ lọc cầu thận. Vì đây là thuốc mới được sử dụng nên chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả, tác dụng phụ trên bệnh nhân, nên cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

Chi tiết bài viết