TỈ LỆ TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019

Nguyễn Thu Trang1,, Đào Thị Minh An1, Ngô Văn An2, Đỗ Duy Cường2
1 Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả tỉ lệ trầm cảm và xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh nhiễm HIV đang được điều trị thuốc kháng vi rút ARV tại Trung tâm Bệnh nhiệt Đới, Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành bằng phỏng vấn trực tiếp người bệnh tại địa điểm nghiên cứu.


Kết quả: 120 người bệnh tham gia vào nghiên cứu với tỉ lệ nam giới chiếm 55,8%. Tỉ lệ trầm cảm đánh giá theo thang đo PHQ - 9 là 11,7%, trong đó, tỉ lệ trầm cảm nhẹ là 7,5%, trung bình là 3,3% và nặng là 0,8%. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy các đối tượng có tiền sử tiêm chích ma túy và có hỗ trợ xã hội thấp hoặc trung bình có xu hướng mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm chưa từng sử dụng ma túy và có hỗ trợ xã hội cao. Các yếu tố nhân khẩu về giới tính, tuổi và đặc điểm nghiện thuốc lá, rượu, bia không cho thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu.


Kết luận: Kết quả nghiên cứu gợi ý tư vấn và lồng ghép điều trị các rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV.

Chi tiết bài viết