ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM HIV BẰNG THUỐC ARV TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2014 - 2016)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Để góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV, cần phải dự phòng sau phơi nhiễm do tai nạn nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ tuân thủ dự phòng phơi nhiễm HIV ở người bị tai nạn. (2) Đánh giá hiệu quả dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV sau 3 tháng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được đánh giá có phơi nhiễm với HIV và chỉ định điều trị dự phòng bằng 3 thuốc ARV: TDF + 3TC + EFV và TDF + 3TC + LPV/r từ năm 2014 đến 2016.
Phương pháp: hồi cứu.
Kết quả: tỷ lệ nam/nữ: 1/2, tuổi 24 - 26 chiếm tỷ lệ cao 32,5%, đối tượng học viên thực tập 42%, tiếp đến là Điều dưỡng viên bệnh viện 22%. Phơi nhiễm do kim tiêm, kim khâu 61,3%, trong đó đậy nắm kim tiêm bằng hai tay: 25,8%. Tuân thủ xử lý vết thương đúng: 77,5%. Tất cả người bị phơi nhiễm xét nghiệm 100% âm tính với HIV. Còn nguồn gây phơi nhiễm khi xét nghiệm HIV kết quả như sau: 38,7% có HIV(+), 32,3% có HIV(-) và 29% không biết tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm. Tuân thủ tốt uống thuốc ARV dự phòng đủ 28 ngày: 87%, còn lại chỉ uống ARV trong khoảng ≥ 20 ngày đến < 28 ngày là 13%. Kết quả điều trị dự phòng phơi nhiễm sau 3 tháng 100% âm tính với HIV. Các tác dụng phụ ARV: mệt mỏi, uể oải 51,8%, đau đầu 22,8%, hồng cầu giảm mức độ nhẹ 6,4%, chức năng gan có enzyme AST tăng 3,3% và ALT tăng 6,5%. Kết luận: tuân thủ xử lý vết thương đúng (77,5%) và uống thuốc ARV đủ 28 ngày (87%). Dự phòng phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV kết quả 100% âm tính với HIV. Các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian và hết hoàn toàn các triệu chứng sau 3 tháng ngừng ARV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
HIV/AIDS, ARV, Dự phòng phơi nhiễm HIV, tai nạn nghề nghiệp