ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE THÔNG QUA TRƯỜNG HỌC TẠI HUYỆN LONG THÀNH, ĐỒNG NAI NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Khu vực phía Nam là vùng dịch tễ của sốt xuất huyết Dengue (SXHD) xảy ra quanh năm. Tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng có số ca mắc cao trong 3 năm từ 2018 - 2020 tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 504 cao hơn quy định của Bộ Y tế. Dù đã áp dụng nhiều mô hình phòng chống sốt xuất huyết Dengue thông qua cộng tác viên, phòng chống bằng biện pháp sinh học, biện pháp phun hóa chất chủ động nhưng kém hiệu quả số ca bệnh vẫn cao, vì vậy cần thiết kế và triển khai mô hình thông qua trường học với mục đích tăng hiệu quả và duy trì bền vững.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue ở người dân và giữa gia đình có và không có học sinh sau can thiệp.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng; thực hiện từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023 tại 2 xã An Phước (can thiệp) và thị trấn Long Thành (đối chứng). Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn kiến thức và quan sát đánh giá thực hành phòng chống sốt xuất huyết Dengue sau can thiệp thông qua truyền thông và tham gia vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng tại hộ gia đình.
Kết quả: Trước can thiệp kiến thức đúng về phòng chống sốt xuất huyết Dengue ở nhóm can thiệp là 59,92%, nhóm chứng là 50,38%; thực hành đúng lần lượt là 42,75% và 40,07%. Sau can thiệp 01 năm, tỷ lệ kiến thức đúng ở nhóm can thiệp là 90,46%, thực hành đúng là 84,73% trong khi ở nhóm chứng lần lượt là 67,56% và 61,07%. Tỷ lệ kiến thức, thực hành đúng sau can thiệp ở gia đình có học sinh là 95,24% và 95,23% so với gia đình không có học sinh kiến thức 86,03% và thực hành là 75%.
Kết luận: Sau can thiệp kiến thức đúng về phòng chống bệnh SXHD ở nhóm can thiệp tăng 30,54%, hiệu quả can thiệp là 16,86%. Thực hành đúng về phòng chống SXHD ở nhóm can thiệp tăng 41,98%, hiệu quả can thiệp 45,79%. Mô hình thông qua các hoạt động truyền thông phòng chống sốt xuất huyết và giáo viên, học sinh tham gia diệt lăng quăng tại gia đình là 2 tuần/1 lần. Hiệu quả cao so với các mô hình sử dụng cộng tác viên, mô hình phun hóa chất chủ động, mô hình thả cá ăn lăng quăng và có thể nhân rộng ra những địa phương lân cận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt xuất huyết Dengue (DHF), Long Thành, Đồng Nai
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt, Võ Văn Thắng (2019). Phương pháp nghiên cứu can thiệp: Thiết kế và phân tích thống kê. Nhà xuất bản Y học, (2019), 45-54; 98.
3. Hồ Thiên Ngân, Lương Thị Hồng Lê và cộng sự (2017). Hiệu quả của truyền thông phòng chống sốt xuất huyết dựa vào trường học tại 5 tỉnh/thành phố - khu vực phía Nam, 2016. Tạp chí Y học dự phòng, số đặc biệt, tập 27 (11), 64-67.
4. Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cộng sự (2016). Kiến thức, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của phụ huynh tại trường mẫu giáo măng non thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương năm 2016. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương 2016, 12-18.
5. Trần Quang Hồng. Nghiên cứu can thiệp đánh giá sau truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016, Luận văn thạc sĩ YTCC, Trường Đại học Y tế công cộng, 2016.
6. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2014). Đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu về bệnh sốt xuất huyết Dengue, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Vol 18(1).
7. Trần Công Tú (2019). Thực trạng và hiệu quả ứng dụng tiếp cận sức khỏe sinh thái trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại Hải Phòng, Luận án tiến sĩ y học Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
8. Nguyễn Lâm, Đỗ Nguyễn Thùy Nhi, Trần Ngọc Hữu, Nguyễn Anh Dũng (2013). Kiểm soát véc tơ sốt
xuất huyết Dengue trong trường học tại tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013. Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII
(số đặc biệt); 79-80.
9. Trần Minh Hòa (2014). Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết huyện Long Thành năm 2008 - 2012 và kết quả một số can thiệp. Luận văn tiến sĩ, Đại học Y Dược Huế. 78-79.