ĐẶC ĐIỂM ĐÔNG CẦM MÁU VÀ XÉT NGHIỆM ROTEM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số chỉ số đông cầm máu và xét nghiệm Rotem ở bệnh nhân xơ gan điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (NHTD) giai đoạn 2019 - 2022.
Đối tượng và phương pháp: 136 bệnh nhân xơ gan điều trị tại NHTD, làm xét nghiệm đánh giá đông cầm máu và Rotem. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Kết quả: 136 bệnh nhân có tuổi trung bình 50,9 ± 11,5, nam giới chiếm 78%; 91,2% bệnh nhân xơ gan ở giai
đoạn Child Pugh C. Xét nghiệm đông máu cơ bản (ĐMCB): 97,1% bệnh nhân có PT kéo dài; 89,1% có rAPTT
kéo dài; 87,1% có fibrinogen giảm và 87,5% có số lượng tiểu cầu (SLTC) giảm. Xét nghiệm Rotem: 92,6% bệnh
nhân có tình trạng giảm đông; tỷ lệ giảm biên độ cục đông cực đại (MCF) ở INTEM là 89,7% và ở EXTEM là
81,6%; không có trường hợp nào tăng biên độ cục đông; có 61,1% giảm biên độ cục đông cực đại giảm MCF
Fibtem, có 1 trường hợp tăng MCF Fibtem.
Kết luận: Bệnh nhân xơ gan có biểu hiện rối loạn đông máu trên xét nghiệm đông cầm máu chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu gặp hình thái giảm đông. Xét nghiệm Rotem có hiệu quả cao trong đánh giá rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xơ gan, rối loạn đông máu, Rotem, đông máu cơ bản
Tài liệu tham khảo
books/NBK374136/.
2. K. Görlinger, D. Dirkmann, and A. A. Hanke, “Rotational Thromboelastometry (ROTEM®),” in Trauma Induced Coagulopathy, E. Gonzalez, H. B. Moore, and E. E. Moore, Eds., Cham: Springer
International Publishing, 2016, pp. 267-298. doi: 10.1007/978-3-319-28308-1_18.
3. Bộ Y tế, “Chỉ định và đánh giá kết quả một số xét nghiệm đông cầm máu,” in Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Hà Nội, 2022, pp. 465-482.
4. K. Görlinger et al., “The role of evidence-based algorithms for rotational thromboelastometry-guided bleeding management,” Korean J Anesthesiol, vol. 72, no. 4, pp. 297-322, Aug. 2019, doi: 10.4097/
kja.19169.
5. Trần Văn Hòa, “Nghiên cứu một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên,” Luận văn thạc sĩ y học, 2008. Trường Đại học Y Dược - Đại học
Thái Nguyên.
6. Cao Công Sang, Ngô Phước Hòa, “Đánh giá một số yếu tố rối loạn đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang,” Hội nghĩ khoa học Công nghệ Bệnh viện đa khoa khu
vực tỉnh An Giang, pp. 215-222, 2020..
7. L. De Pietri et al., “Thrombelastography-guided blood product use before invasive procedures in cirrhosis with severe coagulopathy: A randomized, controlled trial,” Hepatology, vol. 63, no. 2, pp.566-573, 2016, doi: 10.1002/hep.28148.
8. L. Smart et al., “Rotational Thromboelastometry or Conventional Coagulation Tests in Liver Transplantation: Comparing Blood Loss, Transfusions, and Cost,” Annals of Hepatology, vol. 16, no.6, pp. 916-923, Nov. 2017, doi: 10.5604/01.3001.0010.5283.
9. G. Dumitrescu, A. Januszkiewicz, A. Ågren, M. Magnusson, S. Wahlin, and J. Wernerman, “Thromboelastometry,” Medicine (Baltimore), vol. 96, no. 23, p. e7101, Jun. 2017, doi: 10.1097/MD.0000000000007101.
10. J. Seeßle, J. Löhr, M. Kirchner, J. Michaelis, and U. Merle, “Rotational thrombelastometry (ROTEM) improves hemostasis assessment compared to conventional coagulation test in ACLF and Non-ACLF
patients,” BMC Gastroenterology, vol. 20, no. 1, p. 271, Aug. 2020, doi: 10.1186/s12876-020-01413-w.