CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP Ở ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN DỊCH BỆNH COVID-19 NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích, đánh giá căng thẳng nghề nghiệp điều dưỡng bằng thang đo ENSS.
Kết quả: 165 đối tượng tham gia nghiên cứu, nữ chiếm 85,5%. Điểm ENSS trung bình là 102,4 ± 27,60. Tỷ lệ căng thẳng chung 32,1%. Điểm căng thẳng trong các thang đo phụ cao nhất ở các vấn đề liên quan đến người bệnh và gia đình người bệnh, thấp nhất các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên. Trong 57 yếu tố của thang đo ENSS thì yếu tố căng thẳng nhiều nhất mà điều dưỡng gặp phải đó là “Tiếp xúc với các nguy cơ gây mất an toàn sức khoẻ bản thân”. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân như tuổi, giới, trình độ, thâm niên, tình trạng hôn nhân, nuôi con nhỏ và căng thẳng không có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa khoa làm việc và căng thẳng nghề nghiệp có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01).
Kết luận: Gần 1/3 điều dưỡng tham gia nghiên cứu bị căng thẳng nghề nghiệp. Yếu tố tiếp xúc với nguy cơ gây mất an toàn sức khỏe bản thân là yếu tố có điểm số căng thẳng cao nhất. Điều dưỡng làm việc tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực căng thẳng hơn điều dưỡng làm việc tại các khoa phòng khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, căng thẳng nghề nghiệp, điều dưỡng, ENSS (Expended Nursing Stress Scale)
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Thị Kim Oanh (2018). Thực trạng stress nghề nghiệp ở nhân viên điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 - 2017, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Liên Hương (2016). Tình trạng căng thẳng và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến căng thẳng ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2015. Tạp chí Y tế Công cộng, 40, 20-24.
4. Lê Thị Thanh Xuân, Đặng Kim Oanh, Nguyễn Thúy Hiền và cộng sự (2020). Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017. Tạp chí Nghiên cứu y học, 129 (5), 8-1.
5. Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Thị Quân và cộng sự (2021). Tác động của đại dịch COVID-19 tới nhân viên y tế tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu y học, 144 (8), 1-8.
6. Baye, Y., Demeke, T., Birhan, N., at el (2020). Nurses' work-related stress and associated factors in governmental hospitals in Harar, Eastern Ethiopia: A cross-sectional study. PLoS One, 15(8), e0236782. doi:10.1371/journal.pone.0236782.
7. Bruyneel, A., Gallani, M. C., Tack, J., d'Hondt, A. at el (2021). Impact of COVID-19 on nursing time in intensive care units in Belgium. Intensive Crit Care Nurs, 62, 102967. doi:10.1016/j.iccn.2020.102967.
8. Manh Than, H., Minh Nong, V., Trung Nguyen, at el (2020). Mental Health and Health-Related Qualityof-Life Outcomes Among Frontline Health Workers During the Peak of Covid-19 Outbreak in Vietnam: A Cross-Sectional Study. Risk Manag Healthc Policy, 13, 2927-2936. doi:10.2147/RMHP.S280749.
9. Si, M. Y., Su, X. Y., Jiang, Y., at el. (2020). Psychological impact of COVID-19 on medical care workers in China. Infect Dis Poverty, 9(1), 113. doi:10.1186/s40249-020-00724-0.
10. Sanliturk, D. (2021). Perceived and sources of occupational stress in intensive care nurses during the Covid-19 pandemic. Intensive Crit Care Nurs, 67, 103107. doi:10.1016/j.iccn.2021.103107.