ỨNG DỤNG PHẦN MỀM WHONET ĐỂ THEO DÕI TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN THƯỜNG GẶP VÀ XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG KHÁNG SINH BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2020 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Hiện tại ở nhiều bệnh viện, tỷ lệ sử dụng kháng sinh khởi đầu hợp lý không cao. Do vậy, kháng sinh đồ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn. Từ những dữ liệu phân tích,
có thể giúp ích trong việc xây dựng quy trình tại bệnh viện để sử dụng kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa hoặc hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm.
Mục tiêu: Giám sát tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gặp nhằm xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả các chủng vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ ngày 01/7/2020 - 30/6/2023. Tổng hợp các báo cáo về tính đề kháng với kháng sinh vi khuẩn trên phần mềm WHONET.
Kết quả và kết luận: Xây dựng được kháng sinh đồ tích lũy được trình bày theo nhóm vi khuẩn, khối lâm sàng và các nhóm bệnh phẩm. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính là 26,98% tổng các mẫu nuôi cấy. Năm tác nhân gây nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Staphylococcus aureus (23,4%), Escherichia coli (18,6%), Klebsiella pneumonia (13,3%), Acinetobacter baumannii (11,8%), Pseudomonas aeruginosa (10,4%) chiếm 77,5% tổng các phân lập. Có 34,9% bệnh nhân có thời gian chỉ định sau khi nhập viện 48 giờ. Đây là các ca nhiễm khuẩn có thể liên quan đến bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện có tỷ lệ đề kháng cao hơn nhiễm khuẩn cộng đồng với hầu các kháng sinh thử nghiệm. Riêng với kháng sinh colistin thì 2 chủng Klebsiella pneumonia, Pseudomonas aeruginosa có tỷ lệ đề kháng với kháng sinh này cao hơn lần lượt là 10% và 3%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
WHONET, kháng sinh đồ, kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Hà Phạm ThúyYên. (2022) Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam.
3. Hà Đinh Thị Thúy. (2021) Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm đa kháng tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Tạp chí Y học Việt Nam. 501(1).
4. Huy Nguyễn Bửu. "Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi bệnh viện điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ": Trường Đại học Y Dược Hà Nội; (2018).
5. Khoa Nguyễn Trọng. (2021) "Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý và hiệu quả can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh". Bộ Y tế.
6. Kính Nguyễn Văn. (2010) "Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam". Global Antibiotic Resistance Partnership:3-4.
7. Phương Nguyễn Thị Nam. "Mô hình vi khuẩn đa kháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2017 - 2019"(2019).
8. Hindler J. F., Stelling J.(2007) Analysis and presentation of cumulative antibiograms: a new consensus guideline from the Clinical and Laboratory.
9. Moehring R. W., Hazen K. C., Hawkins M. R., Drew R. H., Sexton D. J., Anderson D. J.(2015) Challenges in Preparation of Cumulative Antibiogram Reports for Community Hospitals. Journal of clinical microbiology.53(9):2977-82.
10. O'Neill Jim.(2016) Tackling drug-resistant infections globally: final report and recommendations.