ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO E. COLI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2015- 2020

Tạ Thị Diệu Ngân1,, Nghiêm Văn Hùng2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E. coli tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (BVBNĐTƯ) giai đoạn 2015-2020.


Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 120 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do E. coli tại BVBNĐTƯ từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2020.


Kết quả: Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất trong nhiễm khuẩn huyết E.coli là nhiễm khuẩn tiết niệu (39,17%), nhiễm khuẩn hô hấp (31,67%) và nhiễm khuẩn tiêu hoá (25,83%). Các kết quả cận lâm sàng lúc nhập viện gồm thiếu máu (59,66%), giảm tiểu cầu (52,94%),giảm tỷ lệ prothrombin (46,23%), suy thận (23,73%), PCT > 10 ng/ml (56,78%), CRP >100 mg/L(68.97%).Sốc nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 16,67%.Có 50% trường hợp sốc nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu sau khi có triệu chứng đầu tiên.Tỷ lệ bệnh nhân xơ gan và ung thư trong nhóm sốc nhiễm khuẩn (50% và 20%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sốc (17% và 5%, p <0,05).Trong nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ bệnh nhân có thiếu máu (85%), giảm bạch cầu< 4 G/l (20%), giảm tiểu cầu (95%), giảm prothrombin (90%), tăng creatinin (65%), tăng bilirubin máu (77,8%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sốc.


Kết luận: Một số thay đổi cận lâm sàng lúc nhập viện có thể là yếu tố gợi ý tới sốc nhiễm khuẩn ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E.coli. Vì vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn do E.coli.

Chi tiết bài viết